Song song các phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Tây y, các bài thuốc đông y, vật lý trị liệu,… thì bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ được xem là một phương pháp an toàn và có hiệu quả được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy để hiểu hơn về phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ, những ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. Mục lụcBấm huyệt là gì?Khái quát về huyệt vịPhương pháp bấm huyệtBấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không?Ưu và nhược điểm khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổƯu điểmNhược điểmNguyên tắc bấm huyệt chữa thoái hóa đốt cổCách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ– Huyệt á thị– Huyệt phong trì– Huyệt kiên tỉnh– Huyệt hậu khêCác động tác người bệnh cần thực hiện kết hợp bấm huyệtĐộng tác 1: Khởi động vùng cổĐộng tác 2: Xoa bóp vùng gáyĐộng tác 3: Xoa bóp vùng cổĐộng tác 4: Xoa bóp vùng đốt sống cổLưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ!Chế độ ăn và sinh hoạtChế độ luyện tậpCác lưu ý khácKết hợp An Kiện Vương đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ Bấm huyệt là gì? Bấm huyệt là một phương pháp đã được lưu truyền trong dân gian từ bao đời, được áp dụng để cải thiện rất nhiều bệnh khác nhau đặc biệt là các bệnh đau xương khớp. Bấm huyệt là một phương pháp đã được lưu truyền hàng trăm năm. Khái quát về huyệt vị Huyệt nằm ở những vị trí cố định và phân bố khắp cơ thể con người. Đây là nơi khí kinh lạc, phủ tạng, cơ xương khớp tụ lại và tỏa ra phần ngoài cơ thể. Thông thường, mỗi huyệt vị sẽ tương ứng với một cơ quan của cơ thể, đặc biệt giữa các huyệt có hiệu ứng lan truyền kết nối với nhau và liên quan chặt chẽ với hệ thống mạch máu trong cơ thể. Có nghĩa là chỉ cần một huyệt vị nào đó bị kích thích thì các huyệt liên quan khác trong hệ thống cũng sẽ cảm nhận được và đáp trả bằng các phản ứng. Phương pháp bấm huyệt Bấm huyệt là liệu pháp tác động vật lý sử dụng lực của đôi tay kích thích trực tiếp lên vị trí huyệt, thần kinh, mạch máu ở bên ngoài da thịt. Từ đó tạo ra tác dụng giúp hệ thần kinh được thư giãn, nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của cơ thể. Bấm huyệt tạo ra tác động trên hệ thống thần kinh, da thịt, mạch máu và cơ quan thụ cảm làm xuất hiện những thay đổi về thần kinh, nội tiết trong cơ thể. Qua đó, kích thích cơ thể sản sinh một loại hormone endorphin có tác dụng giảm đau nội sinh, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh từ đó tạo ra tác dụng cải thiện tình trạng bệnh như mong muốn. Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không? Thoái hoá đốt sống cổ đặc trưng bởi tình trạng hư khớp cột sống cổ, dây chằng tới các mặt sụn khớp bị bào mòn, quá trình này liên quan mật thiết với sự lão hoá và thói quen vận động sai tư thế. Dẫn tới người bệnh thường gặp các triệu chứng như: đau vùng cổ vai gáy, cứng cổ gáy, khó vận động cổ và thường xuyên bị sai vẹo cổ. Nặng hơn khi thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh và mạch máu, người bệnh có thể gặp các biến chứng như: tê liệt các chi, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật,… Bấm huyệt cho thấy những hiệu quả tích cực cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Bấm huyệt là phương pháp có thể mang lại nhiều tác dụng kỳ diệu giúp cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ mà không cần dùng thuốc hay các biện pháp can thiệp. Dưới đây là một sô hiệu quả đáng chú ý của phương pháp bấm huyệt trong cải thiện và chăm sóc sức khỏe người bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu vùng cổ vai gáy, qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm, chèn ép dây thần kinh, mạch máu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh. Giảm áp lực lên hệ thần kinh, giúp các cơ được thư giãn giúp cải thiện tình trạng đau, cứng cổ vai gáy. Tăng lưu thông tuần hoàn máu tại vùng giúp tăng quá trình trao đổi chất tại cơ và xương khớp, giúp đào thải các chất độc và cặn bã. Tăng trao đổi chất toàn cơ thể giúp nâng cao hệ miễn dịch và thể lực từ đó ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Cân bằng hoạt động thần kinh giúp người bệnh thả lỏng, thư giãn tinh thần, tăng hiệu quả quá trình điều trị bệnh. Ưu và nhược điểm khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ Tương tự các phương pháp khác, bấm huyệt cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ cũng có những ưu và nhược điểm bạn cần lưu ý trước khi trị liệu. Bạn nên cân nhắc kỹ các ưu khuyết điểm của phương pháp trước khi trị liệu. Ưu điểm Bấm huyệt đã được lưu truyền và sử dụng để cải thiện thoái hóa đốt sống cổ trong dân gian hàng trăm năm nay. Đây là phương pháp được nhiều người tin tưởng sử dụng do các ưu điểm nổi bật sau: An toàn với người sử dụng: bấm huyệt là phương pháp tác động vật lý thông qua lực tay người thầy thuốc lên các vị trí huyệt mà không cần sử dụng thuốc hay các biện pháp xâm lấn, nên đây hoàn toàn là một phương pháp an toàn giúp người bệnh có thể an tâm thực hiện trong thời gian dài. Giảm đau hiệu quả: khả năng lưu thông tuần hoàn máu và thư giãn thần kinh của phương pháp bấm huyệt giúp người bệnh cảm nhận được tình trạng đau do thoái hóa đốt sống cổ của mình được cải thiện đáng kể ngay từ những lần đầu thực hiện. Cải thiện tình trạng cứng cổ, tăng linh hoạt khi vận động cổ: quá trình bấm huyệt giúp thư giãn cơ, thần kinh giúp người bệnh cải thiện tình trạng cứng cổ do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cảm nhận dễ dàng hơn khi vận động cổ. Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ, giúp người bệnh thả lỏng thư giãn tâm lý. Tiết kiệm: đây là một phương pháp có chi phí phù hợp với nhiều đối tượng, có thể thực hiện thường xuyên trong thời gian dài. Nhược điểm Bấm huyệt chỉ tác động nên các huyệt đạo không thể tác động vào sâu bên trong nên chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ tức là giảm đau, giảm cứng cổ, tăng linh hoạt vận động cổ,… mà không có khả năng chữa khỏi thoái hóa đốt sống cổ. Chính vì thế bấm huyệt thường có hiệu quả với những người mắc thoái hóa đốt sống cổ nhẹ, muốn cải thiện tình trạng đau nhức, cứng cổ vai gáy. Tác dụng của phương pháp bấm huyệt được thể hiện khác nhau tùy từng cơ địa và tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của bệnh nhân. Người bênh phải kiên trì thực hiện bấm huyệt trong thời gian dài để duy trì hiệu quả. Chống chỉ định bấm huyệt với những trường hợp phần tổn thương khớp do chấn thương hở, huyệt ở vùng da bị sưng tấy, viêm lở loét… Nguyên tắc bấm huyệt chữa thoái hóa đốt cổ Khi thực hiện bấm huyệt phải tuân thủ nguyên tắc mới đem lại hiệu quả. Khi thực hiện phương pháp bấm huyệt để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ cần tuân thủ quy tắc để mang lại hiệu quả: Xác định đúng vị trí huyệt: dùng đầu ngón tay day ấn nhẹ nhàng để tìm chính xác vị trí huyệt rồi ấn vào, mỗi huyệt duy trì lực ấn khoảng 20 giây. Một số huyệt có tác dụng giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ cần lưu ý: huyệt phong môn, huyệt kiên tỉnh, huyệt phong trì, huyệt đốc du và huyệt đại trùy. Tư thế của người bệnh: khi bấm huyệt bệnh nhân nằm úp, được vận động đầu bằng cách quay sang phải hoặc trái tránh nằm lâu một tư thế gây không thoải mái cho người bệnh. Khi xoay cổ người bấm huyệt cần dùng một tay kê cổ cho người bệnh dựa vào, tay còn lại dựa vào các huyệt giúp người bệnh quay cổ sang bên ngược lại. Kiểm tra vùng huyệt: kiểm tra phần cơ tại vị trí huyệt để xem có bị cứng không, nếu như không bị cứng có thể dùng biện pháp xoa bóp cũng mang lại hiệu quả cải thiện đau nhức, nếu bị cứng thì cần tiến hành bấm huyệt. Kết hợp bấm huyệt với xoa bóp và day nhẹ nhàng vùng đau nhức giúp cơ thả lỏng, dễ dàng vận động và giảm đau hơn. Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ Khi thực hiện bấm huyệt cải thiện thoái hóa đốt sống cổ, việc xác định đúng huyệt vị và các thao tác khi bấm huyệt là rất cần thiết, cụ thể là: Khi bấm huyệt để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ các huyệt cần lưu ý là: huyệt á thị, huyệt phong trì, huyệt kiên tỉnh, huyệt hậu khê. Cần xác định đúng huyệt vị trước khi thực hiện thao tác bấm huyệt. – Huyệt á thị Vị trí: huyệt á thị hay còn được gọi là huyệt thiên ứng, huyệt bất định. Với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, huyệt á thị chính là điểm mà bệnh nhân cảm thấy đau. Tác dụng: kích thích lưu thông khí huyết, thông kinh, hoạt lạc, giảm đau, tiêu sưng. Cách bấm huyệt: dùng đầu ngón tay day hoặc ấn nhẹ xác định chính xác điểm bệnh nhân bị đau. Mỗi điểm bấm từ 1-2 phút. – Huyệt phong trì Vị trí: huyệt phong trì nằm ở 2 vị trí: chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài của cơ thang nằm bám vào đáy của hộp sọ. Tác dụng: cải thiện tình trạng đau đầu, tê cứng cổ vai gáy, hoa mắt, chóng mặt. Cách bấm huyệt: đặt ngón trỏ và ngón giữa vào hai huyệt, các ngón còn lại ôm lấy đầu . Bấm nhẹ vào huyệt vị khoảng 2 phút đến khi có cảm giác tức nóng là được. – Huyệt kiên tỉnh Vị trí: huyệt kiên tỉnh nằm ở vị trí chỗ lõm của đỉnh vai, xác định bằng cách bệnh nhân giơ ngang tay ra sẽ thấy huyệt này trên vai lõm xuống. Tác dụng: cải thiện các triệu chứng như: đau lưng, đau vai, cứng cổ gáy. Cách thực hiện: dùng ngón trỏ và ngón giữa bấm vào huyệt bên đối diện khoảng 2 phút, sau đó đổi tay và thực hiện tương tự cho bên còn lại. – Huyệt hậu khê Bấm huyệt có tác dụng cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Vị trí: huyệt hậu khê nằm ở nếp ngang thứ 2 của khớp bàn tay và ngón tay út khi nắm bàn tay. Tác dụng: cải thiện đau đầu, đau lưng, yếu liệt tay, cứng cổ gáy, giảm đau nhức khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Cách thực hiện: dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hậu khê 2 phút, thực hiện lần lượt từng tay. Các động tác người bệnh cần thực hiện kết hợp bấm huyệt Dưới đây là một số động tác người bệnh cần thực hiện sau khi bác sĩ hoàn thành các bước bấm huyệt để nâng cao hiệu quả cải thiện thoái hóa đốt sống cổ khi bấm huyệt. Động tác 1: Khởi động vùng cổ Người bênh dùng tay trái kéo đầu nghiêng về phía bên trái giữ 10s, sau đó hãy đổi bên thực hiện với tay phải kéo nghiêng đầu về phía bên phải. Lặp lại động tác này khoảng 15 – 20 lần mỗi bên giúp vùng cổ thoải mái, giảm những cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Động tác 2: Xoa bóp vùng gáy Hai tay người bệnh vòng ra sau gáy, dùng các đầu ngón tay xoa bóp vùng gáy từ đốt sống trên cao xuống, kéo các cơ gáy từ dưới lên rồi từ trên xuống, vừa kéo vừa dùng lực ngón tay miết đều cả vùng gáy. Sau đó dùng bàn tay xoa đều hai bên cổ, vuốt từ trước cổ ra sau và ngược lại. Lặp lại các động tác này 15 lần giúp đẩy lùi các cơn đau do thoái hóa hoặc sau khi phải ngồi làm việc một khoảng thời gian dài. Các động tác giúp tăng hiệu quả bấm huyệt Động tác 3: Xoa bóp vùng cổ Tay trái vòng sang vai gáy bên phải, xoa bóp quanh vùng cổ bên phải, cổ nghiêng về phía bên trái và nhấn 4 đầu ngón tay tại các điểm thường đau nhức, tương tự với bên còn lại. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần mỗi bên, sau đó hai tay xoa bóp đều hai bên vai gáy khoảng 20 – 30s. Động tác này có tác dụng xoa dịu vùng cổ và người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi vận động. Động tác 4: Xoa bóp vùng đốt sống cổ Dùng 4 đầu ngón tay vừa massage vừa day bấm vùng tập trung nhiều ở các đốt sống cổ cao. Khi day bấm nên giữ khoảng 5s, đồng thời ngửa cổ về phía sau để những tác động được sâu hơn. Động tác này giúp hỗ trợ điều trị cũng như nhưng giảm những cơn đau rất hiệu quả. Tùy thuộc tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà thời gian trị liệu bấm huyệt ở mỗi người là khác nhau. Thông thường mỗi liệu trình bấm huyệt kéo dài khoảng 15 – 20 ngày và mỗi lần thực hiện trị liệu kéo dài trong 30 phút. Tùy vào hiệu quả mỗi cá thể cũng như tình trạng của bệnh cấp tính hay mãn tính, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nên thực hiện 2 – 3 liệu trình bấm huyệt hoặc lâu hơn cho phù hợp. Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ! Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện bấm huyệt, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên lưu ý các vấn đề như sinh hoạt và dinh dưỡng,… Cụ thể như sau: Chế độ ăn và sinh hoạt Chế độ ăn giúp cải thiện và giảm nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ. Để đảm bảo hiệu quả bấm huyệt được kéo dài, bạn nên quan tâm hơn tới chế độ ăn uống, đặc biệt chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn là một nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt nên ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, magie sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn. Trong quá trình trị liệu, nên hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá. Thay đổi các thói quen vận động sai tư thế như: ngủ gối quá cao, ngồi học và làm việc cúi đầu quá thấp,… Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ đặc biệt là ở người trẻ. Thường xuyên vận động cổ, đi lại sau mỗi 1-2 tiếng ngồi một chỗ học tập hay làm việc. Chế độ luyện tập Đông tác yoga con cá tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ. Thường xuyên luyện tập các động tác đơn giản tốt cho cột sống cổ như: xoay cổ, vươn cổ sang ngang hay về phái trước, ngửa cổ, cúi đầu,… thực hiện một cách nhịp nhàng tránh quá sức có thể gây sai vẹo cổ. Bạn có thể thực hiện một cách thường xuyên ngay cả khi làm việc và giải trí. Nếu có thời gian nên tập các động tác yoga như: cây cầu, con mèo, con cá,… Đây là các động tác đã được nghiên cứu có tác dụng tốt với người bị thoái hóa đốt sống cổ. Các lưu ý khác Trước khi quyết định trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt, bạn cần đến các trung tâm y tế uy tín để kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và xin ý kiến của các bác sĩ để đưa ra phương án phù hợp. Những người trên 45 tuổi, tỷ lệ loãng xương cao, xương không còn chắc khỏe cần kiểm tra kỹ mật độ khoáng chất ở xương trước khi tiến hành bấm huyệt. Không nên tự ý thực hiện bấm huyệt tại nhà khi chưa hiểu rõ về các huyệt và những hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện sai. Bạn cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, tốt nhất nên do các thầy thuốc có kinh nghiệm thực hiện. Nên kết hợp với các biện pháp điều trị khác để tăng hiệu quả điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ Để đẩy lùi nhanh chóng các biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp bấm huyệt với các loại thuốc được chiết xuất từ các thảo dược có hiệu quả cải thiện bệnh. Một trong những sản phẩm nổi bật chính là An Kiện Vương. Đây là một sản phẩm an toàn và đã cho thấy hiệu quả tích cực chỉ sau 2 tuần sử dụng. Nhiều người bệnh đã giảm hẳn các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ như đau, co cứng cổ, giảm viêm sưng,… Sản phẩm An Kiện Vương giúp đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ An Kiện Vương chứa bộ ba IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (Một dược) – Nhũ hương với tác dụng: IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ): với hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao nhất các chế phẩm từ Móng quỷ hiện nay trên thị trường và gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. Không chỉ giúp giảm đau, giảm viêm một cách hiệu quả mà IridoforceTM còn hỗ trợ tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến các khớp đốt sống cổ trơn trượt mềm mại hơn, người bệnh vận động cổ dễ dàng hơn. MyrliqTM (chiết xuất Một dược): có tác dụng giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng cổ do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Nhũ hương hỗ trợ ức chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ bị thoái hoá nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm. Qua đó cũng có tác dụng giảm các cơn đau nhức do thói hóa đốt sống cổ gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi kết hợp sử dụng Nhũ hương và Một dược cho kết quả tốt hơn từ 5-7 lần so với việc sử dụng riêng lẻ từng thảo dược. Ngoài ra An Kiện Vương còn chứa các loại thảo dược và các chất cần thiết khác cho xương khớp như: Cốt toái bổ, Vitamin K2, Glucosamine, Boron tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn, giảm nguy cơ thoái hoá đốt sống cổ. Đây chắc chắn là sản phẩm mỗi người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Để đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết: Bấm huyệt là một phương pháp an toàn và có những hiệu quả tích cực cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng không có khả năng chữa khỏi bệnh do đó bạn vẫn cần thiết áp dụng các phương pháp chữa bệnh khác theo lời khuyên của bác sĩ. Tài liệu tham khảo: Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả tại nhà https://nhatnamyvien.com/bam-huyet-chua-thoai-hoa-dot-song-16921.html Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà Chia sẻ0
Thoái hoá khớp, cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Lời khuyên dành cho bạn
Thoái hóa đốt sống cổ đang là căn bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi gây ra các bất tiện trong sinh hoạt và làm việc cho người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và cần làm gì để hạn chế nguy hiểm từ thoái hóa đốt sống cổ? Mục lụcHiểu nhanh về thoái hóa đốt sống cổThoái hóa đốt sống cổ là gì?Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổThoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ!Giảm vận động cổ ở giai đoạn đầuBiến chứng chèn ép rễ thần kinhBiến chứng hẹp ống sốngBiến chứng rối loạn tiền đìnhHội chứng tim cổBại liệtThoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?Làm gì để hạn chế nguy hiểm từ thoái hóa đốt sống cổ?Đến gặp bác sĩ khi thấy mình có triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổKiên trì và tuân thủ điều trịThay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạtTập luyện các bài tập tốt cho đốt sống cổAn Kiện Vương cải thiện hiệu quả thoái hóa đốt sống cổ! Hiểu nhanh về thoái hóa đốt sống cổ Trước đây thoái hóa đốt sống cổ thường được xem như một căn bệnh của tuổi già, nhưng thời gian gần đây thoái hóa đốt sống cổ có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh khiến không ít người lo lắng. Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng bệnh lý mãn tính bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp cột sống cổ, các dây chằng đốt sống tới mặt sụn khớp dẫn tới các vận động tại khớp bị thoái hóa trở lên kém linh hoạt. Không chỉ thế, tại một hoặc một vài diện đốt khớp các đĩa liên đốt khớp bị hư hỏng, tổn thương đĩa đệm kết hợp với hiện tượng viêm và lắng đọng canxi tại dây chằng dọc đốt cột sống cổ làm cho lỗ ra của rễ thần kinh và mạch máu bị thu hẹp lại. Thoái có thể xảy ra ở mọi đốt sống tuy nhiên thường gặp nhất là đốt sống cổ C5, C6, C7. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ Theo thời gian, khả năng tưới máu tại các đốt sống cổ giảm dần, sụn khớp bị bào mòn không có khả năng khôi phục, cùng với đó khả năng thấm nước của đĩa đệm kém dần dẫn tới đốt sống cổ dần bị thoái hóa. Vậy nên, tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc thoái hóa đốt sống cổ, điều này là do một số yếu tố có thể thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống cổ như: Vận động sai tư thế trong thời gian dài: ngủ gối quá cao, làm việc và học tập cúi đầu quá thấp,… khiến đốt sống cổ phải chịu áp lực trong thời gian dài gây thoái hóa. Đặc thù nghề nghiệp: nha sĩ, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng,… thường có tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao. Sau chấn thương cột sống cổ: đốt sống cổ sau khi chấn thương thương nhanh bị thoái hóa. Một số bệnh lý mãn tính: loãng xương, xơ cứng dây chằng, mất nước đĩa đệm,… bệnh nhân thường mắc thoái hóa đốt sống cổ kèm theo. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ tùy từng giai đoạn “Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?” là câu hỏi nhiều người mắc thoái hóa đốt sống cổ đặt ra. Theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ còn nguy hiểm hơn nhiều so với thoái hóa cột sống thắt lưng. Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mãn tính diễn biến một cách chậm rãi khiến cho nhiều người khó phát hiện sớm dẫn đến tâm lý chủ quan. Khi phát hiện ra tình tình trạng bệnh đã trở nên nặng và khó cải thiện. Thoái hóa đốt sống cổ gây gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng lại tác động nhiều tới sức khỏe, khả năng sinh hoạt. Nếu không được điều trị người bệnh sẽ giảm chất lượng cuộc sống, lâu dần gây biến chứng nguy hiểm như liệt. Mức độ nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Cùng tìm hiểu tiếp ở phần sau. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ! Giảm vận động cổ ở giai đoạn đầu Khi đốt sống cổ bắt đầu có hiện tượng thoái hóa và đang tiến triển, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu với các triệu chứng như: Cảm giác đau mỏi nhức nhối vùng cổ vai gáy khi vận động hay khi vận động sai tư thế thời gian dài. Cảm thấy khó khăn khi thực hiện các vận động cổ thường ngày. Thường xuyên gặp tình trạng co cứng cổ vai gáy vào buổi sáng khi thức dậy. Khi vận động cổ với lực mạnh có thể bị sai vẹo cổ. Trong giai đoạn này các triệu chứng của bệnh còn nhẹ, người bệnh vẫn có thể chịu được tuy nhiên bệnh vẫn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Biến chứng chèn ép rễ thần kinh Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép thần kinh Khi thoái hóa đốt sống cổ đã có biến chứng thì chứng tỏ bệnh đã trở nên trầm trọng. Lúc này bệnh không chỉ tổn thương tại đốt sống cổ mà đã lan sang nhiều bộ phận khác. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ khiến các đốt sống, đĩa đệm đều bị tổn thương, sự lắng đọng canxi và hình thành các gai xương đốt sống cổ gây chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống gây ra bệnh rễ tủy cổ. Biến chứng này gây ra một loạt các triệu chứng khác như tê buồn cánh tay, tay không có sức, cử động tay trở nên khó khăn, cơ bắp bị suy yếu, teo cơ, mất khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang, ruột. Đối với thoái hóa đốt sống cổ C6, khi thần kinh bị chèn ép thường có những cơn đau nhức vùng xương bả vai và các chi. Thoái hóa đốt sống cổ C7, các cơn đau xuất phát từ bả vai, qua nách và tới ngón tay giữ. Biến chứng hẹp ống sống Ống sống nằm ở trung tâm các đốt sống cổ, nơi các dây thần kinh đi qua. Thoái hóa đốt sống cổ làm cấu trúc xương sống thay đổi, xuất hiện các gai xương dẫn tới lỗ ống sống bị thu hẹp lại. Biểu hiện thường thấy nhất đó là tê và yếu liệt vùng thân mình, hai chân, hai tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra người bệnh có thể bị táo bón do giảm vận động ruột. Biến chứng rối loạn tiền đình Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể bị rối loạn tiền đình kèm theo Cột sống cổ là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh nên khi thoái hóa đốt sống cổ nặng, gây chèn ép, phần lớn người bệnh gặp tình trạng rối loạn tiền đình như: luôn trong cảm giác quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn thường xuyên lo âu, căng thẳng, hồi hộp… Hội chứng tim cổ Thoái hóa đốt sống cổ có thể ảnh hưởng tới hệ tim mạch gây cho người bệnh các cơn đau nhói vùng tim, đau khi ho hay thực hiện các vận động cổ vai. Tình trạng này làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đặc biệt ở người cao tuổi. Bại liệt Liệt là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa đốt sống cổ Bại liệt chính là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Đây là kết quả của tình trạng chèn ép thần kinh, hẹp ống sống lâu ngày không được điều trị cải thiện. Các cơ yếu dần, teo cơ lâu ngày dẫn tới bại liệt, không thể cử động. Lúc này người bệnh không còn khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản nhất, tất cả đều phải có sự giúp đỡ của người xung quanh. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên với phác đồ điều trị triệu chứng và hạn chế tối đa khả năng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện biến chứng đang cho thấy những hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Làm thế nào để hạn chế nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ? Thoái hóa đốt sống cổ thường được điều trị theo các phương pháp sau: Điều trị triệu chứng: sử dụng các loại thuốc giảm đau (paracetamol, salicylic), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone), chống viêm (diclofenac, meloxicam) kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu như diện chẩn, tia hồng ngoại,… Một số bài thuốc đông y cũng cho thấy tác dụng hiệu quả cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Hạn chế khả năng xuất hiện biến chứng thoái hóa đốt sống cổ: bổ sung dưỡng chất cho đốt sống cổ như Vitamin K2, Glucosamin, Boron, kích thích tăng tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động của khớp như: Glycosaminoglycan, axit hyaluronic. Phẫu thuật loại bỏ gai xương hay phần đĩa đệm bị thoát vị cũng là phương pháp hạn chế biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không hiệu quả. Làm gì để hạn chế nguy hiểm từ thoái hóa đốt sống cổ? Khi thoái hóa đốt sống cổ không được quan tâm điều trị gây ra các biến chứng thì thực sự nguy hiểm. Vì thế để hạn chế nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên thực hiện các điều sau: Đến gặp bác sĩ khi thấy mình có triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ Hãy đến gặp bác sĩ sớm khi có biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy mình có những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ sau: Những cơn đau mỏi vùng cổ gây khó chịu khi vận động cổ. Thường xuyên bị sái vẹo cổ khi vận động cổ quá mạnh. Xuất hiện các cơn đau tê cứng vùng cổ vai gáy. Đến gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sớm của thoái hóa đốt sống cổ, sẽ giúp quá trình điều trị sau này đơn giản, hiệu quả hơn giúp ngăn ngừa nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ. Kiên trì và tuân thủ điều trị Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ đều cần người bệnh hợp tác và kiên trì thực hiện mới thấy được những hiệu quả tích cực. Cho nên để điều trị bệnh hiệu quả giảm thiểu mức độ nguy hiểm của bệnh, bạn cần tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ, kiên trì thực hiện điều trị để đạt hiệu quả điều trị cao. Bên cạnh đó, nhiều khi người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như kết hợp dùng thuốc điều trị với các phương pháp vật lý trị liệu, hay kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng một phương pháp điều trị bạn cần xin tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt Thay đổi các thói quen vận động cổ sai tư thế Chế độ ăn uống và sinh hoạt rất quan trọng với người thoái hóa đốt sống cổ, ăn uống và sinh hoạt không hợp lý còn là nguy cơ thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để bổ sung dưỡng chất cho xương. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khi đang điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Từ bỏ thói quen vận động sai tư thế: ngồi học và làm việc không cúi đầu quá thấp, không ngủ gối quá cao,… Thường xuyên đi lại và vận động cổ như xoay cổ, nghiêng sang phải sang trái,… cứ mỗi 1 giờ ngồi học tập hay làm việc một chỗ. Tập luyện các bài tập tốt cho đốt sống cổ Thường xuyên luyện tập các động tác tốt cho thoái hóa đốt sống cổ Bạn hoàn toàn có thể thường xuyên luyện tập các động tác tốt cho đốt sống cổ như xoay cổ, nghiêng trái phải, cúi đầu, ngửa cổ. Đây hoàn toàn là các động tác vô cùng đơn giản có thể thực hiện thường xuyên khi giải lao sau giờ làm việc và học tập. Bạn cũng nên tập luyện một số động tác yoga đã được nghiên cứu là tốt cho đốt sống cổ như: động tác con mèo, con cá, cây cầu. Các bài tập và động tác yoga sẽ giúp tăng độ linh hoạt của đốt sống cổ, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. An Kiện Vương cải thiện hiệu quả thoái hóa đốt sống cổ! Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ, việc làm lành các tổn thương tại màng sụn, hạn chế quá trình viêm tại đốt sống cổ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho đốt sống cổ là rất quan trọng để hạn chế tiến triển của thoái hóa. Sản phẩm có thể đáp ứng được các yêu cầu này được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất là An Kiện Vương. An Kiện Vương với IridoforceTM chiết xuất từ cây móng quỷ chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40% cao nhất trong các chế phẩm từ móng quỷ trên thị thường. IridoforceTM hỗ trợ tăng tổng hợp chất nền sụn như glycoaminoglycan, acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp sống cổ trơn trượt mềm mại hơn. IridoforceTM còn có khả năng giảm đau giảm viêm đốt sống cổ rất ấn tượng. Không chỉ thế, Nhũ hương và Một dược trong An Kiện Vương được xem như bộ đôi kinh điển trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Giúp ức chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm. Qua đó bệnh nhân sẽ giảm đau, hạn chế lan tỏa tổn thương đốt sống cổ. Bên cạnh đó, với các thảo dược quý khác và các dưỡng chất thiết yếu cho đốt sống cổ như Vitamin K2, Glucosamine, Boron giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn qua đó ngăn cản thoái hóa đốt sống cổ. Để thoái hóa đốt sống cổ không trở nên nguy hiểm, bạn nên sử dụng kết hợp An Kiện Vương với các phương pháp điều trị khác ngay từ giai đoạn sớm của bệnh. Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng tại nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết: Có thể giai đoạn đầu thoái hóa đốt sống cổ chưa gây ra những nguy hiểm khiến người bệnh lo lắng, nhưng bạn đừng chủ quan với thoái hóa đốt sống cổ vì sự nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ nằm ở rất nhiều biến chứng nó có thể gây ra. Hãy đến gặp bác sĩ và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ ngay từ giai đoạn sớm, để không phải đối mặt với những biến chứng của bệnh nhé. Tài liệu tham khảo: https://wikibacsi.com/benh/thoai-hoa-dot-song-co-co-nguy-hiem-khong https://www.verywellhealth.com/arthritis-in-the-neck-cervical-spondylosis-296658 https://www.msdmanuals.com/home/brain,-spinal-cord,-and-nerve-disorders/spinal-cord-disorders/cervical-spondylosis Chia sẻ0
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?- Tổng hợp điều bạn cần biết!
Thoái hóa đốt sống cổ đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức và ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của người mắc. Không chỉ gặp ở người già mà bệnh đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thoái hóa đốt sống cổ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sổng cổ nhé. Mục lụcThoái hóa đốt sống cổ là gì?Nguyên nhân nào gây thoái hóa đốt sổng cổ?Tuổi tác là nguyên nhân phổ biếnVận động sai tư thế trong thời gian dàiĐặc thù nghề nghiệpMột số nguyên nhân khácTriệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổThoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?Gặp biểu hiện gì cần đi khám?Quá trình khám thoái hóa đốt sống cổChẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổĐiều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?Điều trị tại nhàĐiều trị bằng Tây YĐiều trị bằng y học cổ truyềnThường xuyên tập luyện thể dụcAn Kiện Vương sản phẩm cho người thoái hóa đốt sống cổCần làm gì để phòng thoái hóa đốt sống cổ?Video tham khảo dành cho bạn Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính về tình trạng thoái hóa xương cột sống khá phổ biến hiện nay. Bệnh tiến triển khá chậm theo thời gian khiến nhiều người không chú ý tới, đặc biệt bệnh có liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế vận động không chính xác trong thời gian dài. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp cột sống cổ, dây chằng tới các sụn khớp. Tình trạng bệnh bắt đầu với hiện tượng viêm và lắng đọng canxi tại các dây chằng dọc cột sống cổ làm cho lỗ liên hợp nằm sau đốt sống cổ bị thu hẹp lại, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong. Hiện tượng thoái hóa có thể gặp ở bất kì đốt sống cổ nào nhưng phổ biến nhất là thoái hóa đốt sống cổ C5-C6-C7. Nguyên nhân nào gây thoái hóa đốt sổng cổ? Trước đây, thoái hóa đốt sống cổ được cho là kết quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên độ tuổi thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa và người ta phát hiện có khá nhiều nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ. Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ Ngay từ khi cơ thể đạt độ trưởng thành, tế bào sụn khớp đã không còn khả năng sản sinh và tái tạo tự nhiên nữa. Theo các nghiên cứu cho thấy, khi bước qua tuổi 30, do quá trình tưới máu kém làm cho thân đốt cột sống của chúng ta lão hóa dần, chúng bị thiếu nước và yếu dần theo thời gian, các tế bào sụn khớp bị lão hóa và mất dần. Vậy nên quá trình lão hóa do tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa đốt sống cổ. Vận động sai tư thế trong thời gian dài Các nghiên cứu đều cho thấy, thoái hóa đốt sống cổ có liên quan mật thiết tới thói quen vận động sai tư thế trong thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ hiện nay có biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người có các thói quen như: kẹp điện thoại bằng cổ và tai để nghe điện thoại, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, ngủ gục trên bàn, cúi đầu quá thấp khi học tập và làm việc,… Đây hầu hết là các thói quen khiến đốt sống cổ của bạn phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài dẫn tới làm tăng nguy cơ thoái hóa. Thói quen không tốt có thể gây ảnh hưởng tới cột sống cổ. Đặc thù nghề nghiệp Có một số nghề nghiệp do phải làm việc ở tư thế cúi và vận động cổ thường xuyên với cường độ cao có thể tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn. Một số nghề phổ biến như: Diễn viên xiếc, bác sĩ nha khoa, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng làm việc máy tính lâu ít vận động, công nhân Một số nguyên nhân khác Thoái hóa đốt sống cổ sau chấn thương: thường xảy ra khi không khởi động kỹ trước khi vận động, luyện tập và chơi thể thao quá độ, hoặc sau khi gặp tai nạn, ngã gây chấn thương vùng cổ làm tăng nguy cơ thoái hóa. Chế độ dinh dưỡng: Sức khỏe của xương khớp liên quan rất nhiều tới chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Người có chế độ ăn thiếu canxi, magie, vitamin C,D trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ xương khớp tăng nguy cơ thoái hóa. Các bệnh lý mãn tính: người mắc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, loãng xương, mất nước đĩa đệm,… thường bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh diễn biến khá chậm theo thời gian. Giai đoạn đầu, bệnh có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng gì gây ảnh hưởng tới sinh hoạt khiến cho người bệnh không chú ý đến. Đến khi bệnh bắt đầu rõ ràng thì tình trạng thoái hóa đã nặng hơn. Các triệu chứng gây nhiều khó chịu cho người bệnh Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phát hiện thoái hóa đốt sống cổ sớm nếu chú ý kỹ các triệu chứng điển hình sau: Cảm giác đau mỏi, nhức nhối vùng cổ: giai đoạn đầu thường xuất hiện là khi người bệnh vận động cổ, hoặc vận động ở tư thế sai một thời gian. Theo thời gian thì triệu chứng này tăng nặng hơn khi cơn đau có thể lan đến vai gáy hoặc cảm giác đau nhức tại vùng đầu chẩm, trán hoặc đau lan tỏa ra cả bả vai và vùng cánh tay. Người bệnh cảm thấy vướng hay khó khăn khi hoạt động xoay cổ, đối khi xoay cổ quá mạnh có thể dẫn tới vẹo, sái cổ. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có thể bị mất cảm giác sâu tại cánh tay và bàn tay gây ra những cơ tê liệt có thể kéo dài vài phút hoặc dài hơn. Đặc biệt cảm giác đau nhức và co cứng cổ tăng nặng hơn vào những hôm “Trái gió trở trời” hoặc nằm ngủ ở tư thế không thuận lợi cả đêm. Lúc này, người bệnh càng cảm thấy khó khăn vận động ngay cả khi muốn quay đầu sang trái, phải, cúi hay ngửa cổ. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy có một luồng điện đột ngột chạy từ cổ dọc theo xương sống, lan ra hai tay, xuống chân khi người bệnh cúi người. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm người bệnh cảm thấy các hoạt động cúi ngửa, xoay trái phải thông thường sẽ trở lên vô cùng khó khăn. Tuy nhiên không dừng ở đó, khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh tại đây bị chèn ép gây rối loạn hệ thần kinh thực vật, thiếu máu lên não, rối loạn cảm giác các chi, thậm chí có thể gây bại liệt một hoặc cả hai cánh tay. Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan khác. Các biến chứng điển hình sau: Hẹp ống sống cổ: gây chèn ép các rễ thần kinh làm người bệnh có thể bị tê bì ở vùng cổ vai gáy, yếu các cơ cánh tay, thậm chí có thể gây liệt các chi. Nhiều người bệnh ở giai đoạn nặng không có khả năng thực hiện các vận động cơ bản như: cầm đũa, đi lại liêu xiêu, không đi được đường thẳng, có thể suy giảm thị lực. Hội chứng cổ ngực: thường xuyên đau nhức sau xương ức, hoặc có thể toàn bộ vùng tim. Thiếu máu lên não gây các vấn đề như ngất xỉu, đột quỵ, thiểu năng tuần hoàn, xuất huyết não… Rối loạn tiền đình: thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi ăn uống không ngon miệng. Rối loạn thần kinh thực vật: ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát các hoạt động của bàng quang, quan hệ tình dục, hoạt động của ruột. Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào? Để xác chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ cũng như xác định chính xác mức độ bệnh, bạn nên đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ khám và làm các cận lâm sàng cần thiết để phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác. Gặp biểu hiện gì cần đi khám? Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị có thể gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có các biểu hiện sau bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn: Các cơn đau mỏi vùng gây khó chịu, khó vận động, không thuyên giảm, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên bị sái, vẹo cổ khi vận động cổ mạnh. Xuất hiện tình trạng tê cứng đột ngột ở vai, cánh tay hoặc chân. Bạn cần đi khám bác sĩ sớm khi có biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ. Quá trình khám thoái hóa đốt sống cổ Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh để biết quá trình diễn biến bệnh lý của bạn thông qua các câu hỏi như: bạn bắt đầu gặp tình trạng đau nhức vùng cổ từ khi nào? Tính chất cơ đau? Cơn đau thường tăng lên khi nào? Bạn có thấy khó khăn khi vận động vùng cổ không? Nghề nghiệp và các thói quen sinh hoạt có thể gây thoái hóa đốt sống cổ? Bạn hãy cố gắng miêu tả triệu chứng một cách rõ ràng để quá trình hỏi bệnh đạt hiệu quả. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kiểm tra tình trạng vận động cổ của bạn bằng cách: ấn vào vị trí các đốt sống cổ để tìm điểm đau, yêu cầu bạn làm một số vận động cổ theo hướng dẫn để xác định được tầm vận động của khớp. Sau quá trình hỏi khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng cần thiết như: X-quang đốt sống cổ, chụp cộng hưởng từ MRI đốt sống cổ. Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ Việc chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó chẩn đoán hình ảnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán : Lâm sàng: có các biểu hiện đau nhức vùng đốt sống cổ, khó khăn trong vận động khớp cổ, các các yếu tố nguy cơ như nghề nghiệp, thói quen, chấn thương. Chẩn đoán hình ảnh: hình ảnh trên phim chụp x-quang thấy phần xương dưới sụn đặc, hẹp khe khớp, xuất hiện gai xương quanh đốt sống, bờ diện khớp nhẵn, lún xẹp đốt sống. Hình ảnh X-quang thoái hóa đốt sống cổ. Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào? Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ phù hợp với nhiều tình trạng người bệnh khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp an toàn, phù hợp và hiệu quả với bản thân. Các phương pháp cũng có thể được bác sĩ kết hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Điều trị tại nhà Đối với các trường hợp bạn mới gặp tình trạng đau do thoái hóa đốt sống cổ và chưa kịp tới gặp bác sĩ. Lúc này bạn có thể sử dụng phương pháp sau để giảm cảm giác đau, khó vận động: Uống thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Paracetamol, Ibuprofen (như Motrin IB, Advil) đây là loại thuốc đủ để kiểm soát cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ nhẹ gây ra. Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Các cơn đau nhức ở vùng cổ sẽ giảm một cách rõ rệt khi bạn thực hiện chườm nóng hoặc lạnh tại vị trí bị đau. Luyện tập thể dục thường xuyên đặc biệt các động tác xoay cổ, ngửa, cúi đầu. Tuy nhiên nên thực hiện nhịp nhàng, tránh thực hiện quá lực. Sử dụng nẹp cổ mềm trong thời gian ngắn sẽ giúp cơ ở cổ được nghỉ ngơi. Minh họa thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ Điều trị bằng Tây Y Dùng thuốc: Thuốc giảm đau (salicylic, paracetamol), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone) và thuốc chống viêm (diclofenac, meloxicam)…đây là những loại thuốc phổ biến được bác sĩ lựa chọn chỉ định trong các trường hợp đau do thoái hóa đốt sống cổ cấp tính. Thủ thuật: Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng một số liệu pháp hiện đại như sóng cao tần, diện chẩn, tia hồng ngoại… cũng có tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ khá hiệu quả. Phẫu thuật: nhằm mục đích loại bỏ một phần của đốt sống cổ, loại bỏ gai xương hoặc đĩa đệm bị thoát vị. Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa nặng điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả. Điều trị bằng y học cổ truyền Bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc Y học cổ truyền cũng cho thấy tác dụng tuyệt vời trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt phải kể đến một số thảo dược như: móng quỷ, ngải cứu, một dược, nhũ hương, hay các bài thuốc như: xương rồng dầm muối đắp, chườm ấm bằng ngải cứu, hương nhu tía hãm trà,… Vật lý trị liệu: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giác hơi… cũng là những liệu pháp phổ biến được đông y áp dụng để chữa thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp không chỉ giúp giảm đau mà còn có tác dụng lưu thông mạch máu, thư giãn tinh thần. Thường xuyên tập luyện thể dục Kết hợp với các phương pháp điều trị tích cực, người bệnh cũng cần thường xuyên luyện tập khớp cổ qua các bài tập để tăng khả năng linh hoạt của khớp cổ và hiệu quả của điều trị. Các bài tập không cần quá phức tạp, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể tập luyện các động tác đơn giản như: xoay cổ, vươn cổ sang ngang và về phía trước, nhún vai, cúi đầu… một cách thường xuyên ngay cả khi làm việc và giải trí. Nếu có thời gian, bạn có thể thực hiện thêm một số tư thế yoga như con cá, cây cầu, con mèo… rất tốt quá trình hồi phục sự dẻo của đốt sống cổ. An Kiện Vương sản phẩm cho người thoái hóa đốt sống cổ An Kiện Vương được nghiên cứu chiết xuất từ các loại thảo dược quý có hiệu quả vô cùng tốt trong cải thiện tinh trạng thoái hóa đốt sống cổ là móng quỷ, một dược, nhũ hương. Sản phẩm đã được nghiên cứu có tác dụng an toàn và vượt trội giúp: Giảm nhanh cảm giác đau nhức khó chịu tại xương khớp. Ức chế phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm. Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, axit hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến các khớp trơn trượt mềm mại hơn. Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp. Chỉ sau 2 tuần sử dụng sản phẩm phần lớn bệnh nhân đã cảm thấy dễ dàng vận động khớp hơn, giảm hẳn các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ. Đây chắc chắn là sản phẩm người bị thoái hóa đốt sống cổ không thể bỏ qua. Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng tại nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Cần làm gì để phòng thoái hóa đốt sống cổ? Cần làm gì để phòng thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn lưu ý thực hiện những điều sau khi sinh hoạt, làm việc và ăn uống: Không nên ngồi quá lâu trước máy tính, cần nghỉ ngơi 5-10 phút cứ mỗi 45 phút. Thực hiện xoa bóp, day đốt sống cổ để làm mềm cơ cổ. Ngoài ra, nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng ngồi một chỗ. Tư thế làm việc và học tập đúng: ngồi thẳng lưng, hai vai nên được để ở tư thế thoải mái nhất trong quá trình làm việc. Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ để tránh vẹo cổ. Không nằm úp sấp hay dùng gối đầu quá cao. Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung các chất cần thiết và hạn chế các loại đồ ăn không tốt như rượu bia, chất kích thích, cafe,… Video tham khảo dành cho bạn Lời kết: Hiện nay thoái hóa đốt sống cổ gần như có thể gặp ở mọi người, do đó chúng ta cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh để có thể phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả kịp thời. Tài liệu tham khảo: https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-co/ https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/viem-khop/thoai-hoa-dot-song-co/ https://www.news-medical.net/health/What-is-Cervical-Spondylosis.aspx Chia sẻ0
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn có hiệu quả không?
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn đang là phương pháp được nhiều người mắc thoái hóa đốt sống cổ quan tâm tìm hiểu. Vậy chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn có hiệu quả không và cần lưu ý gì khi áp dụng phương pháp này? Mục lụcDiện chẩn là gì?Diện chẩn ra đời khi nào?Đặc điểm của phương pháp diện chẩnChữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn có hiệu quả không?Ưu và nhược điểm khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩnƯu điểmNhược điểmCách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩnPhác đồ diện chẩn 1 chữa thoái hóa đốt sống cổPhác đồ diện chẩn 2 chữa thoái hóa đốt sống cổLưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩnChế độ ăn và sinh hoạtPhương pháp luyện tậpCác lưu ý khácKết hợp An Kiện Vương để đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ Diện chẩn là gì? Song song với các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ như sử dụng thuốc tây, các bài thuốc dân gian, thuốc Đông Y, phẫu thuật, điều trị vật lý trị liệu, thì diện chẩn được xem như một giải pháp an toàn mà người bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng có thể sử dụng. Diện chẩn là một phương pháp an toàn để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ Diện chẩn ra đời khi nào? Cách đây hơn 30 năm, diện chẩn được nhà nghiên cứu y học cổ truyền Bùi Quốc Châu phát minh dựa trên những tinh hoa, học thuật trong y học cổ truyền và văn hóa dân gian Việt Nam kết hợp với triết học phương Đông cùng y học phương Tây. Diện chẩn có nghĩa là bệnh nhân sẽ được thầy thuốc chẩn đoán, thực hiện chữa trị qua vùng mặt và bề mặt toàn thân, hoàn toàn không cần phải thực hiện bắt mạch, uống thuốc hay dùng kim châm. Đặc điểm của phương pháp diện chẩn Phương pháp diện chẩn được tiến hành bằng cách sử dụng một số dụng cụ chuyên khoa như que dò tìm, cây dùng để lăn, cào và dùng tay ấn vào các huyệt vị. Người bác sĩ sẽ thực hiện các động tác ấn, day lên các vùng da trên cơ thể dựa trên tương phản bằng đồ hình và các cơ quan thần kinh bên trong. Phương pháp diện chẩn có tác dụng điều chỉnh trên các bộ phận của cơ thể từ đó làm giảm cảm giác đau nhức và kích hoạt các cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể người bệnh. Diện chẩn thường được bác sĩ áp dụng để cải thiện rất nhiều bệnh gây đau nhức xương khớp, bệnh tai mũi họng và hệ tiêu hóa. Đặc biệt các nghiên cứu cho thấy, diện chẩn có tác dụng nhất khi cải thiện thoái hóa đốt sống cổ. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn có hiệu quả không? Từ khi được bác sĩ Bùi Quốc Châu phát minh, diện chẩn đã được các bác sĩ sử dụng khá nhiều nhằm chấm dứt triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Và không thể phủ định phương pháp này cho thấy những hiệu quả đáng chú ý trong cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Diện chẩn cho thấy tác dụng tích cực trong cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Khi áp dụng diện chẩn theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra kết quả cho thấy: phương pháp có tác dụng phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ và tăng tỷ lệ chữa bệnh thành công lên tới 80%. Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ người bệnh phải chịu đựng có dấu hiệu được cải thiện đáng kể mà không cần phải sử dụng thuốc hay thực hiện các phương pháp xâm lấn gây ảnh hưởng tới người bệnh. Diện chẩn còn thể hiện tác dụng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Khi thực hiện phương pháp diện chẩn, bác sĩ không chỉ tác động tại vị trí đau của người bệnh mà còn gián tiếp hỗ trợ đả thông kinh mạch, tránh tình trạng ùn tắc bên trong gây chèn ép lên các dây thần kinh. Cùng với đó, các nghiên cứu cho thấy khi kết hợp diện chẩn với các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ khác giúp tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nhanh phục hồi hơn. Ưu và nhược điểm khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn Mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu nhược điểm riêng, sử dụng diện chẩn để cải thiện thoái hóa đốt sống cổ cũng không ngoại lệ, điều bạn cần làm là cân nhắc thật kỹ giữa ưu và nhược điểm để quyết định sử dụng. Ưu điểm Không thể phủ định diện chẩn cho thấy những kết quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ, cụ thể là: An toàn với người sử dụng: do không sử dụng thuốc hay các biện pháp xâm lấn can thiệp, nên diện chẩn là phương pháp khá an toàn với người sử dụng. Người bệnh hoàn toàn có thể an tâm điều trị trong thời gian dài không cần lo lắng đến tác dụng phụ. Giảm đau hiệu quả: quá trình day ấn các huyệt vị khi diện chẩn có tác dụng giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ ở hầu hết bệnh nhân. Lưu thông tuần hoàn máu: Các mạch máu do bị gai xương chèn ép khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ được khai thông đáng kể khi thực hiện diện chẩn, bên cạnh đó diện chẩn cũng kích thích tuần hoàn máu tới vùng cổ, gáy. Giảm nguy cơ mắc bệnh: thông kê cho thấy, những người thực hiện diện chẩn thường xuyên giảm nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ lên tới 80%. Tăng sức đề kháng của cơ thể: Diện chẩn hỗ trợ quá trình thải độc, tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch trước những tác nhân từ bên ngoài. Tiết kiệm: chi phí diện chẩn có thể phù hợp với nhiều người trong thời gian dài. Nhược điểm Diện chẩn tác động chính lên các huyệt đạo giúp làm giảm nhanh triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ tuy nhiên không tác động lên nguyên nhân do đó không điều trị bệnh triệt để. Vậy nên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị và cần phải kết hợp với các phương pháp chuyên khoa khác. Diện chẩn phù hợp hơn với những người muốn cải thiện tình trạng đau cổ, co cứng vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ. Diện chẩn chỉ cho thấy tác dụng rõ ràng khi người bệnh kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Tác dụng của diện chẩn cũng khác nhau tùy từng người phụ thuộc cơ địa và tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Chống chỉ định thược hiện diện chẩn với phụ nữ mang thai, đang cho con bú; người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn Sử dụng phương pháp diện chẩn để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ, người bác sĩ phải xác định được tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của người bệnh để lựa chọn phác đồ diện chẩn phù hợp hiệu quả. Phác đồ diện chẩn 1 chữa thoái hóa đốt sống cổ Phác đồ diện chẩn 1 có hiệu quả đối với những bệnh nhân gặp các triệu chứng như đau nửa đầu, cổ gáy co cứng, ngón tay tê cứng, khó duỗi thẳng, sau gáy xuất hiện cục u cứng như xương ấn đau nhức… Phác đồ 1 sẽ giúp các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Vị trí các huyệt vị Phác đồ diện chẩn 1 được thực hiện như sau: Ngày thứ nhất thực hiện: Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng dụng cụ cào tạo một lực nhẹ nhàng và chỉ ra sáu phần tương phản. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chỉ ra đồ hình trên phần đầu của người bệnh, rồi tiến hành cào bằng dụng cụ cào bắt đầu từ phần đầu đến phần gáy của người bệnh. Cùng với đó, bác sĩ sẽ kết hợp day ấn các huyệt đạo vùng gáy như huyệt 34, 16, 134, 50, 69… để giảm đau cho bệnh nhân. Cuối cùng dùng một ít lá ngải nóng tiến hành hơ xung quanh ngón tay, chân, đầu gối, đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng. Việc này cũng mang lại tác dụng giảm đau và lưu thông mạch máu rõ rệt. Ngày thứ hai thực hiện: Ngày thứ hai, tất cả những thao tác chữa thoái hóa cột sống cổ bằng diện chẩn đều thực hiện tương tự ngày đầu tiên nhưng thêm phần vạch. Người bệnh được hơ ngải nóng hai phần lông mày, lăn trên phần lưng, cho đến hai bên phần vai rồi xuống hai cánh tay, bàn tay. Bác sĩ thực hiện ấn vào các huyệt vị để giảm đau và đả thông kinh mạch gồm huyệt 26, huyệt 61, huyệt 278, huyệt 44, huyệt 2, đồng thời tác động đến hai cánh tay, đầu và mặt. Hơ điếu ngải nóng rồi đưa từ vai dọc xuống cánh tay, tác động quanh phần cổ tay, đến các kẽ giữa ngón tay và cuối cùng dừng lại ở đầu ngón tay là kết thúc quá trình điều trị ngày thứ hai. Bác sĩ sẽ kết hợp day ấn các vị trí vai, gáy Ngày thứ ba thực hiện: Bác sĩ thực hiện theo các thao tác giống như ngày thứ nhất. Thêm vào đó, người thầy thuốc thực hiện ấn một số huyệt vị gồm huyệt 61, huyệt 77, huyệt 52, huyệt 8, huyệt 345, huyệt 81… Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành tác động lên các vùng phản chiếu ở các đốt sống cổ, cổ tay, bàn tay và các ngón chân. Day ấn đều các vùng từ cổ, hai vai, vùng gáy đến vùng xương cuối cùng, tác động từ cổ gáy đến vai, cánh tay. Người bệnh được ấn các huyệt vị như huyệt 143, huyệt 44, huyệt 127, huyệt 19, huyệt 37, huyệt 312, huyệt 28, huyệt 85. Cuối cùng là tác động các huyệt vị số 127, huyệt 113, huyệt 7, huyệt 17, huyệt 37, huyệt 0, huyệt 312, huyệt 290, huyệt 50, huyệt 1, huyệt 64. Ngày thứ tư thực hiện: Bác sĩ dùng cây cào để cào đầu, gõ và vạch ra đồ hình đầu cùng 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết. Thực hiện day ấn và hơ bộ ổn định hệ thần kinh gồm các huyệt như: huyệt 34, huyệt 103, huyệt 106, bộ huyệt thông nghẽn bao gồm huyệt 61, huyệt 26, huyệt 19, huyệt 3. Sau đó vạch và phản chiếu gáy trên đầu và mặt, vạch hơ hai cung mày và ấn đường. Nắm tay vạch rồi hơ từ cổ tay đến đỉnh nắm tay, các ngón tay, thực hiện hơ kỹ quanh cổ tay cho đến bàn tay. Các ngày tiếp theo: Bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác diện chẩn theo như ngày thứ 3 cho khi người bệnh nhận thấy các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ được cải thiện. Người bệnh cần kiên trì thực hiện diện chẩn liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó duy trì thực hiện 3 lần một tuần để giữ hiệu quả điều trị. Phác đồ diện chẩn 2 chữa thoái hóa đốt sống cổ Phác đồ diện chẩn 2 được áp dùng trong trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ C5 và C6, có triệu chứng gáy bị tê mỏi, vai phải, vai trái đau tê, nhức mỏi, khó ngủ. Tùy tình trạng thoái hóa đốt sống cổ bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ diện chẩn phù hợp Phác đồ 2 được thực hiện như sau: Bốn ngày đầu tiên: Bác sĩ sử dụng cây cào tiến hành cào vùng đầu người bệnh, vạch kỹ đồ hình trên vùng đầu, xác định 6 hình phản chiếu hệ bạch huyết. Tiến hành day hơ bộ thần kinh tại các huyệt vị 124, 103, 106, 34. Sau đó, tiếp tục day ấn ở bộ huyệt vị 61, 3, 19, 14, 275. Vạch ra phản chiếu trên gáy, đầu, mặt, hai cung mày và ấn đường. Cuối cùng hơ ngải nóng kỹ từ vai, cánh tay đến cổ tay. Ngày thứ 5 thực hiện: Tiến hành day hơ bộ huyệt đạo bao gồm huyệt 3, 61, 26, 14, 5, 50, 17. Vạch kỹ hai cung mày và lăn bả vai cánh tay đến lưng. Bác sĩ sẽ chỉ định day ấn thêm các huyệt vị: 34, 65, 0, 39, 45 trong trường hợp bệnh nhân còn cảm giác tê nhức, đau mỏi. Đối với tất cả các ngày còn lại cần thực hiện thao tác tương tự như ngày đầu tiên. Người bệnh nên sử dụng diện chẩn liên tục trong 10 ngày để đạt được hiệu quả. Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn Áp dụng phương pháp diện chẩn để cải thiện thoái hóa đốt sống cổ được cho là phương pháp an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên để quá trình thực hiện diện chẩn đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: Chế độ ăn và sinh hoạt Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả cải thiện thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn. Khi cải thiện thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn, bạn nên quan tâm hơn đến chế độ ăn uống của bản thân để quá trình đạt hiệu quả hơn, đặc biệt chế độ ăn không hợp lý là một yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ. Chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, magie và các loại vitamin C, D có tác dụng làm tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp và tăng sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình điều trị, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá. Loại bỏ các thói quen vận động sai tư thế như: ngủ gối quá cao, làm việc và học tập ngồi cúi đầu quá thấp, kẹp điện thoại giữa tai và vai để nghe,… Vận động sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa đốt sống cổ, làm giảm hiệu quả chữa thoái hóa đốt sống cổ. Thường xuyên đứng dậy đi lại và hoạt động cổ mỗi 1-2 tiếng ngồi một chỗ làm việc hay học tập. Phương pháp luyện tập Yoga động tác con mèo rất tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ. Xây dựng thói quen luyện tập các bài tập tốt cho cột sống cổ giúp bạn nâng cao độ linh hoạt của đốt sống cổ, đồng thời duy trì được hiệu quả diện chẩn. Người mắc thoái hóa đốt sống cổ có thể thường xuyên thực hiện các động tác vận động đơn giản như: xoay cổ, vươn cổ sang ngang về phía trước, cúi đầu,… trong thời gian làm việc cũng như giải trí. Lưu ý, bạn nên thực hiện các động tác một cách nhịp nhàng tránh vận động quá sức có thể gây sai, vẹo khớp cổ. Nếu có thời gian bạn nên luyện tập thêm các động tác yoga như động tác cây cầu, con mèo, con cá,… đều là các động tác tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Các lưu ý khác Trước khi thực hiện diện chẩn để chấm dứt các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế đáng tin cậy để khám chẩn đoán tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và được tư vấn điều trị bệnh. Dùng diện chẩn cải thiện thoái hóa đốt sống cổ cần bạn kiên trì được thực hiện trong thời gian dài, bạn không nên bỏ ngang giữa quá trình thực hiện vì điều này có thể khiến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong quá trình thực hiện diện chẩn nếu các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ diễn biến nặng hơn nên ngừng diện chẩn và báo với bác sĩ để được tư vấn giải quyết. Nên kết hợp sử dụng các biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ khác để tăng hiệu quả cũng như phòng rủi ro. Kết hợp An Kiện Vương để đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ Các nghiên cứu đều cho thấy, hiệu quả cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ sẽ được tăng cao, người bệnh nhanh chấm dứt các triệu chứng nếu kết hợp diện chẩn với sử dụng các loại thuốc đặc biệt được chiết xuất từ các loại thảo dược có tác dụng điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Một trong những sản phẩm được nói đến nhiều nhất là An Kiện Vương. Đây là sản phẩm được nghiên cứu bào chế từ các loại thảo dược quý là móng quỷ, một dược, nhũ hương với hiệu quả cao với tình trạng thoái hóa xương khớp nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Sản phẩm An Kiện Vương cải thiện thoái hóa đốt sống cổ An Kiện Vương cho thấy hiệu quả vượt trội chỉ sau 2 tuần sử dụng: Giảm nhanh cảm giác đau nhức khó chịu tại xương khớp. Ức chế phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm. Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, axit hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến các khớp trơn trượt mềm mại hơn. Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp. Đây chắc hẳn là một sản phẩm an toàn và hiệu quả cao bạn không thể bỏ qua nếu muốn cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng tại nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết: Diện chẩn thực sự là một phương pháp an toàn và có hiệu quả tích cực giúp cải thiện thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên bạn vẫn cần kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Tài liệu tham khảo: 1,https://dienchan.com.vn/ky-thuat-dien-chan-tung-hoanh-ngang-doc-gs-tskh-bui-quoc-chau/ 2,https://ismq.org.vn/dien-chan-chua-thoai-hoa-dot-song-co/ 3,https://xuongkhopviet.net/chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-dien-chan-nhu-the-nao/ 4,https://dakhoahoancautphcm.vn/chua-thoai-hoa-dot-song-co-bang-dien-chan.html Chia sẻ0