Cứng khớp ngón tay cái đẩy lùi bằng cách nào?
Cứng khớp ngón tay cái có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi sau trung niên. Hiện tượng cứng khớp này không chỉ làm bạn khó khăn trong việc cầm nắm, các thao tác bàn tay mà còn đi kèm theo là những cơn đau nhức, tê buốt tại khớp ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy đây là triệu chứng gì, nguyên nhân từ đâu và có giải pháp nào điều trị hiệu quả không? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Cứng khớp ngón tay cái là triệu chứng gì?
- Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay cái?
- Cứng khớp ngón tay cái có nguy hiểm không?
- Cứng khớp ngón tay cái khi nào phải thăm khám gấp?
- Điều trị cứng khớp ngón tay cái
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay cái?
- Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi cứng khớp ngón tay cái
Cứng khớp ngón tay cái là triệu chứng gì?
Cứng khớp ngón tay cái là hiện tượng các khớp ngón tay cái trở nên khó khăn khi cử động và mất độ linh hoạt, xảy ra do những bất thường về các thành phần tại ổ khớp, hoặc do các yếu tố gân và cơ xung quanh gây nên.
Điển hình là tổn thương tại khớp, khớp ngón cái trở nên cứng nhắc, các khe khớp gồ lên có thể sẽ kèm theo sưng, đau và không thể gấp, dạng, duỗi ngón cái bình thường. Trường hợp nặng để lâu dài có thể mất cử động vĩnh viễn.
Đa số người bệnh xuất hiện triệu chứng cứng khớp ngón tay cái vào buổi sáng khi ngủ dậy, hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, phải sau nhiều giờ xoa bóp khớp mới có thể hoạt động lại bình thường. Bên cạnh đó, bạn còn thấy sưng đau, nghe tiếng lắc rắc mỗi khi vận động ở nhiều khớp khác.Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay cái?
Cứng khớp ngón cái xảy ra do nhiều nguyên nhân, co cứng sinh lý sau khi mang xách nặng hoặc đè tay trong lúc ngủ sẽ tự khỏi, còn lại chúng thường do thoái hóa, bệnh lý viêm hoặc chấn thương gây nên.
Thoái hóa khớp
Bệnh do rối loạn nuôi dưỡng các thành phần trong khớp, làm bề mặt khớp biến đổi hình thành các gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Thoái hóa khớp ngón tay cái phổ biến ở người cao tuổi, cả nam và nữ, tuy nhiên do lối sống hiện đại, chế độ ăn kém lành mạnh thúc đẩy thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa. Bạn có thể nhận biết bằng các triệu chứng:
- Đau nhức khi vận động ngón tay cái, giảm khi nghỉ ngơi.
- Tiếng lắc rắc khi cử động khớp.
- Cứng khớp buổi sáng sau ngủ dậy dưới 30 phút, đặc biệt khi thay đổi thời tiết.
Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh viêm mạn tính tổ chức liên kết ở màng hoạt dịch tại khớp dẫn tới phá hủy sụn, hay gặp tại các khớp ở ngón tay, ngón chân, xảy ra từ từ và dần dẫn đến teo cơ, biến dạng, dính và cứng khớp. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ, chiếm 70% và đa số là người trung tuổi. Ngoài cứng khớp ngón tay cái bạn có thể thấy một số triệu chứng khác như:
- Cứng các khớp khác sau ngủ dậy trên 1 giờ, thậm chí cả ngày.
- Kết hợp sưng đau các khớp, đặc biệt là các khớp bàn tay và có tính chất đối xứng.
- Xuất hiện các hạt cứng dưới da.
Chấn thương
Đây là nguyên nhất ít gặp, do tại nạn lao động, giao thông hay trong sinh hoạt hằng ngày. Chấn thương gây gãy các đốt xương ngón tay cái, giãn, bong các dây chằng hoặc sai khớp ngón tay. Lý do chính là người bệnh không đi khám, tự ý ở nhà sử dụng thuốc. Vì để lâu tạo điều kiện xơ hóa các gân, các dây chằng quanh ổ khớp, liền lệch xương gây biến dạng và mất chức năng của ổ khớp tại ngón tay cái. Hoặc sau nắn chỉnh, bó bột, người bệnh không tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ, tự ý tháo bột, vận động mạnh dẫn đến sai khớp tái diễn, lâu ngày hình thành cứng khớp.
Thiếu hụt canxi
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và duy trì phản ứng co cơ.
- Thiếu canxi tạo xương là nguyên nhân chính gây loãng xương ở người cao tuổi.
- Hạ canxi trong máu cũng là lý do xuất hiện co cứng gân cơ, thường xuất hiện ở cơ lưng và cơ tứ chi.
Cứng khớp ngón tay cái có thể là một dấu hiệu của thiếu hụt canxi. Lưu ý bạn nên cân đối, bổ sung thêm canxi và vitamin D đầy đủ cho cơ thể.
Cứng khớp ngón tay cái có nguy hiểm không?
Cứng khớp ngón tay cái không nguy hiểm, song nếu bạn không điều trị sớm có thể sẽ dẫn đến dính khớp và mất vận động hoàn toàn ngón tay cái. Quá trình lao động và làm việc của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, hầu hết mọi hoạt động của con người đều cần đến sự linh hoạt, khéo léo và phối hợp nhịp nhàng của các ngón tay.
Thông thường, bệnh lý sẽ xảy ra tại nhiều khớp ngón trên bàn tay cùng lúc. Bệnh tiến triển từ từ sau nhiều tháng, nhiều năm cùng với các triệu chứng khác như viêm, sưng, đau. Người bệnh sẽ cử động khớp từ kém linh hoạt dần. Nếu không điều trị và tuân thủ tốt theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới bất động khớp.
Trường hợp bị gãy xương, sai khớp nặng, quá trình nắn chỉnh và phục hồi kém, khớp ngón tay của người bệnh sẽ không thể về được trạng thái bình thường, tổn thương hạn chế vận động vĩnh viễn. Những trường hợp này đòi hỏi sau khi phẫu thuật bạn phải nghiêm túc thực hiện các quy trình vật lý trị liệu mà bác sĩ yêu cầu. Nhiều người vì sợ đau hoặc không tập phục hồi chức năng sẽ dẫn tới mất hoàn toàn cử động của ngón tay, đến lúc đó quá trình chữa trị sẽ kém hiệu quả và mất nhiều thời gian hơn.
Cứng khớp ngón tay cái khi nào phải thăm khám gấp?
Người bệnh nên thăm khám bác sĩ gấp trong trường hợp cứng khớp ngón tay cái đi kèm với một trong các triệu chứng sau:
- Sưng khớp tiến triển nhanh kèm theo sốt.
- Đau tăng lên và liên tục tại khớp ngón tay cái.
- Cứng khớp ngón tay không đỡ sau nhiều giờ xoa bóp.
Điều trị cứng khớp ngón tay cái
Tùy thuộc vào nguyên nhân cứng khớp ngón tay cái sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.
Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, giảm đau, chống viêm
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến cho các bệnh lý thoái hóa, viêm khớp dạng thấp. Ưu điểm của thuốc là chống viêm, giảm đau nhanh, dễ sử dụng tuy nhiên bạn phải được bác sĩ kê đơn, không nên tự ý mua bên ngoài. Với bệnh nhân cứng khớp ngón tay cái do nguyên nhân bệnh lý mạn tính, việc điều trị phải kiên trì và liên tục trên nguyên tắc giảm đau, phục hồi chức năng thật tốt và kết hợp phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây tổn thương đến khớp.
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
Đây là cách điều trị mà bác sĩ luôn áp dụng cho mọi trường hợp bị cứng khớp ngón tay đặc biệt là sau phẫu thuật. Bạn phải kiên trì luyện tập kết hợp tránh vận động mạnh để quá trình phục hồi được tốt nhất.
Phẫu thuật
Đối với người bị cứng khớp ngón tay cái mức độ nặng, mất khả năng cử động có thể khỏi hoàn toàn khỏi bằng cách thay thế khớp nhân tạo. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời để khắc phục chứ không phải phương pháp điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị cứng khớp ngón tay tại nhà
Một số các biện pháp dễ dàng bạn có thể thực hiện khi ở nhà:
- Xoa bóp
- Chườm nóng, chườm lạnh
- Tập các bài thể dục cho ngón tay
- Sử dụng các công cụ nẹp, miếng dán phục hồi chức năng
Các bài thuốc y học cổ truyền
Bạn có thể sử dụng một số vị thuốc theo kinh nghiệm dân gian ứng dụng trong các bệnh lý về khớp như: cây móng quỷ, một dược, thổ phục linh, độc hoạt, cây trinh nữ, hạt mã tiền hoặc các loại cao động vật (hổ, rắn, trăn, nai…) kết hợp đông y châm cứu.
Nếu trường hợp cứng khớp kèm theo sưng đau khớp ngón tay, bạn có thể xoa bóp bằng dầu, rượu gừng quanh vị trí đau để giảm bớt các triệu chứng.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay cái?
Chế độ ăn uống
Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đường, đạm, mỡ, vitamin và khoáng chất. Bổ sung các đồ ăn chứa nhiều glucosaminoglycans (thành phần cấu tạo nên sụn) như đậu nành, rượu vang, dầu ăn cá…và các thực phẩm chức năng tốt cho khớp như sản phẩm An Kiện Vương. Đối với người mắc các bệnh khớp, nhất là nam giới từ 40 tuổi, không nên ăn quá nhiều thức ăn có nhiều đạm như: tôm, cua, nội tạng động vật, thịt chó… sẽ tăng nguy cơ bị gout và các vấn đề tim mạch.
Các bài tập luyện khớp ngón tay cái
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc giúp ngón tay bạn trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Một số động tác để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay cái:
- Sử dụng bàn tay còn lại nắm và nắn thẳng ngón tay cái, sau đó bạn từ từ bẻ gập đốt vào lòng bàn tay.
- Tập duỗi căng ngón tay cái bằng cách úp gan tay xuống mặt bàn, giữ nguyên các ngón khác và chỉ nâng lên hạ xuống ngón tay cái.
- Tập động tác dạng bằng dây chun cố định ở đầu ngón tay cái với đầu ngón trỏ.
- Nắm chặt bàn tay, ngón cái ôm lấy các ngón còn lại, sau vài giây thả ra tự nhiên, lặp lại nhiều lần.
Lưu ý các chuyên gia khuyến cáo không nên bẻ đốt ngón tay, nếu duy trì thói quen, lâu dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa và dễ viêm khớp tại bàn và ngón tay hơn.
Lưu ý khi bị cứng khớp ngón tay cái
Không để ngón tay cái chịu lực nặng
Phần lớn các bệnh về khớp nói chung thường xảy ra ở người độ tuổi lao động và sau lao động, nguyên nhân do trong quá trình làm việc đặc biệt là các công việc nặng đòi hỏi sự vận động liên tục, quá mức của các khớp hình thành các men phá hủy sụn lâu dần sẽ giảm lượng dịch, bào mòn các sụn khớp dẫn đến thoái hóa. Vì vậy, khi bị cứng khớp ngón tay cái, bạn nên hạn chế để ngón tay cái chịu lực nặng trong một thời gian dài.
Không nên giữ ngón tay cái ở một tư thế quá lâu
Bạn nên thường xuyên cử động ngón tay cái để duy trì độ linh hoạt và mở rộng biên độ của các khớp. Tuy nhiên vì khớp chưa tái hồi phục hoàn toàn, bạn không nên hoạt động quá mức. Vì điều này sẽ đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn và gây khô khớp.
Môi trường sống đảm bảo
Nơi sinh hoạt, phòng ngủ nên đảm bảo thông thoáng vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu bạn làm việc trong điều kiện độc hại nhất định phải trang bị đồ bảo hộ như găng tay. Khi nghỉ ngơi nên nằm ngủ trong tư thế thoải mái và nhiệt độ không quá lạnh.
Lối sống lành mạnh
Bạn nên sống tích cực, lạc quan, giảm căng thẳng, thường xuyên đi ngủ sớm, hạn chế tối đa các chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá.
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi cứng khớp ngón tay cái
Các nhà nghiên cứu cho rằng sử dụng thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, đau nhức mỏi khớp đáng kể, khuyến khích bệnh nhân dùng và thường được kê đơn khi điều trị cho các bệnh về khớp. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường bán tràn lan các loại thực phẩm chức năng khiến người dùng hoang mang vì không biết chất lượng ra sao và sợ mua về thì “tiền mất tật mang”. Nhưng những vấn đề này sẽ không còn khiến bạn phải lo lắng với sản phẩm An Kiện Vương.
An Kiện Vương được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, thành phần hoàn toàn lành tính:
- Chiết xuất Móng quỷ (Iridoforce™): tác dụng nổi bật giảm đau, chống viêm đồng thời kích thích tổng hợp chất sụn, tăng cường chất hoạt dịch bôi trơn các khớp với hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường (gấp 20 lần chế phẩm Móng quỷ thông thường).
- Chế phẩm Một dược (Myrliq™): có tác dụng giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt là nguyên nhân về xương khớp.
- Nhũ hương: có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động khớp đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Nhũ hương khi kết hợp cùng Một dược tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
- Cốt toái bổ: giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor.
- Vitamin K, Glucosamine, Boron: giúp tăng cường tổng hợp chất sụn khớp, tăng phục hồi và làm khớp trơn tru hơn.
Với công dụng chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, có An Kiện Vương bạn sẽ không còn nỗi lo về vấn đề xương khớp.
Để đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Dưới đây là video hướng dẫn một số bài tập điều trị cứng khớp ngón tay cái các bạn có thể tham khảo.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thumb-arthritis/symptoms-causes
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/thumb
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326867
Bài viết liên quan
- An Kiện Vương – Giải pháp tối ưu giảm đau nhức và làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp
- An Kiện Vương giá bao nhiêu, cách dùng, ai nên sử dụng?
- Tổng hợp đánh giá, Review về An Kiện Vương - THẬT 100%
- TIN VUI: Mua An Kiện Vương dạng lọ 80 viên, tiết kiệm tới 80.000 VNĐ
- An Kiện Vương tích điểm tặng quà siêu khuyến mại!