Cứng khớp háng và những điều bạn quan tâm

Cứng khớp háng có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là người lớn tuổi. Cứng khớp háng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt thường ngày và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Cứng khớp háng có nguy hiểm không? Nguyên nhân đến từ đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy theo dõi thông tin qua bài viết dưới đây để cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này.

Cứng khớp háng và những điều bạn quan tâm 1

Cứng khớp háng là gì?

Khớp háng là khớp hoạt dịch, có hình chỏm cầu, nằm giữa xương chậu và xương đùi cùng hệ thống nhiều dây chằng. Khớp háng giúp làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể cùng khớp đùi và khớp gối. Là khớp có cử động cực kỳ vững chắc nhờ cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học.

Cứng khớp háng còn được gọi là chứng dính khớp háng là tình trạng đau nhức, tê và khó di chuyển ở một số bộ phận liên quan đến háng như đùi, mông.

Nguyên nhân thường gặp gây cứng khớp háng

Nhiều nguyên nhân gây ra cứng khớp háng. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là do các bệnh lý về khớp – thoái hóa khớp, chấn thương khớp háng, dị tật bẩm sinh. Bên cạnh đó, do người bệnh sử dụng nhiều thuốc kháng sinh và do canxi hóa bất thường ở xương khớp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Thoái hoá khớp háng

Theo thời gian và ảnh hưởng của quá trình lão hóa cùng các tác động từ ngoại lực khiến khớp háng bị tổn thương. Khi đó các sụn khớp sẽ mất dần chức năng vốn có và gây ra tình trạng thoái hoá khớp háng.

Thoái hoá khớp háng khiến người bệnh đau nhức, di chuyển khó khăn. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số biểu hiện sau:

  • Người bệnh đi lại và vận động khó khăn.
  • Cơn đau dai dẳng, đau dữ dội hơn khi cử động mạnh hoặc đứng quá lâu.
  • Có thể đau lan xuống đùi, khớp gối và đau nhiều về đêm khiến người bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Toàn thân mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, cân nặng sụt giảm.
  • Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau sẽ xuất hiện dồn dập ngay khi mới ngủ dậy hoặc vào chiều tối.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp, thấp khớp. Đây là một dạng bệnh lý mãn tính gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức, xơ cứng xương khớp chủ yếu là các khớp háng, khớp tay, chân và khớp gối.

Nghiêm trọng hơn, bệnh lý này còn có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trên cơ thể như tim, da, mắt phổi và cả mạch máu.

  • Ở giai đoạn đầu: thường xuất hiện những cơn sốt nhẹ, cân nặng sụt giảm, tê bì chân tay.
  • Chuyển sang giai đoạn sau, các khớp bắt đầu căng cứng, nhức nhối như khớp háng, khớp các chi, khớp cổ…
  • Ở giai đoạn cuối, cơn đau lan cả cột sống khiến người bệnh rất khó khăn trong vận động.

Viêm khớp vảy nến

Đây là tình trạng viêm khớp liên quan tới bệnh vảy nến, bệnh gặp ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi làm da đỏ, loang lổ, có vảy.

Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp 1

Viêm cột sống dính khớp là một trong số những nguyên nhân gây ra cứng khớp háng. Đây được xem là bệnh lý mạn tính kéo dài gây tổn thương và đau ở vùng chậu, các khớp chi dưới và khu vực cột sống. Nhận biết viêm cột sống dính khớp qua các dấu hiệu sau:

  • Đau dọc cột sống, cơn đau dữ dội có thể khiến bệnh nhân tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Căng cứng khớp có thể làm người bệnh bất động một chỗ, hạn chế mọi di chuyển.

Viêm khớp sau chấn thương

Tình trạng này có thể xảy ra sau vài năm khi bạn bị gãy hoặc tổn thương khớp háng nặng. Sụn khớp có thể bị hư tổn, gây đau và cứng khớp theo thời gian.

Do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ phá vỡ sự cân bằng của quá trình tạo xương gây ra nguy cơ loãng xương, cứng khớp…

Hoại tử vô mạch

Là tình trạng xương bị hoại tử do máu không đến nuôi xương. Triệu chứng ban đầu của bệnh là đau nhức, cứng vùng khớp háng và khó khăn khi xoay người. Trong trường hợp này, sụn có thể bị hủy hoại nếu tình trạng tiến triển. Cuối cùng, xương có thể bị gãy.

Ngoài các nguyên nhân trên cứng khớp háng có thể đến từ việc thiếu hụt canxi trong xương. Chính vì vậy để tìm được nguyên nhân gây bệnh thì việc thăm khám là điều cần thiết nhất!

Dấu hiệu nhận biết cứng khớp háng

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý ở khớp như cứng khớp háng hay xuất hiện nhẹ ban đầu sau đó tăng dần, cụ thể:

  • Các cơn đau có thể xuất hiện khi bạn đi bộ, lên xuống cầu thang hoặc khi cử động khớp háng.
  • Khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau xuất hiện một cách ngẫu nhiên, ngay cả khi bạn đang ngồi, nằm hoặc thậm chí nửa đêm khi bạn ngủ.
  • Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.
  • Ngoài ra, cơn đau đầu tiên sẽ xuất hiện ở háng, vùng mông.
  • Khó khăn khi thực hiện các động tác cúi người, đi tất, đi giày hoặc mặc đồ.
  • Lâu ngày, người bệnh không thể duỗi thẳng chân.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, bất an.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau, sưng, cứng khớp háng hoặc cảm thấy khó khăn trong vận động… nên đến bệnh viên gần nhất để thăm khám để bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.

Cứng khớp háng để lại hậu quả gì?

Cứng khớp hàng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng sau:

Mất khả năng lao động

Đây là biến chứng dễ gặp nhất khi bị cứng khớp háng. Khi bệnh tiến triển nặng người bệnh bị hạn chế di chuyển và mất dần khả năng lao động.

Khớp biến dạng, teo cơ vùng đùi

Khớp bị bào mòn do đau, viêm, căng cứng gây ra,… tình trạng này kéo dài khiến cơ bắp bị teo dần do mạch máu tắc nghẽn khiến khớp không được nuôi dưỡng, đồng thời làm biến dạng khớp, tại ổ khớp bị cong vẹo vào trong, ra ngoài…

Giảm hoặc mất chức năng vận động thông thường

Sinh hoạt hàng ngày sẽ bị hạn chế nếu người bệnh mắc chứng cứng khớp háng. Do mất khả năng di chuyển, gập người, xoay người hay dạng háng.

Nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch

Nếu người bệnh không vận động được, không tiêu hao được năng lượng sẽ gây tăng cân, thừa cân. Nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch… Vì vậy, chất lượng cuộc sống của người cứng khớp háng giảm hẳn so với người khoẻ mạnh bình thường.

Tàn phế, bại liệt

Tàn phế, bại liệt 1

Khi bị mắc chứng cứng khớp háng, nhiều người thường chữa trị không dứt điểm hoặc điều trị chưa đúng phương pháp có thể để lại biến chứng nguy hiểm nhất là tàn phế. Lúc này, nguy cơ ngồi xe lăn để di chuyển là rất cao. Người bệnh hoàn toàn mất khả năng lao động và sinh hoạt như người bình thường.

Khi nào cứng khớp háng cần đến gặp bác sỹ?

Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra cứng khớp háng và tình trạng cứng khớp kéo dài dai dẳng. Hoặc có nguy cơ trở nên nghiêm trọng khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và được điều trị sớm nhất có thể.

  • Đau dữ dội, đặc biệt là ở đùi trên và bẹn, trầm trọng hơn khi bạn cố nhấc chân lên hoặc xoay chân ra ngoài.
  • Toàn thân thấy ớn lạnh.
  • Xuất hiện những cơn sốt nhẹ.
  • Da vùng quanh bẹn hoặc hông đột ngột phát ban hoặc mẩn đỏ.
  • Biến dạng khớp háng có thể quan sát thấy bằng mắt thường.

Chẩn đoán cứng khớp háng bằng cách nào?

Thăm khám lâm sàng

Khai thác tiền sử bệnh thông qua việc đặt câu hỏi là cách giúp bác sỹ chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh cứng khớp háng.

  • Mô tả chi tiết các dấu hiệu của bệnh mà bạn đang gặp phải.
  • Tình trạng này xảy ra lâu chưa và tần suất thế nào?
  • Bản thân hay người trong gia đình có ai mắc bệnh lý về xương khớp không?
  • Bạn đã hoặc đang sử dụng thuốc gì chưa?
  • Đã từng phẫu thuật bệnh lý nào trước đó chưa?

Sau khi khai thác bệnh sử từ người bệnh, bác sỹ sẽ thăm khám trực tiếp bằng cách quan sát hoặc sờ nắn tại vị trí đau nhằm kiểm tra phạm vi hoạt động của khớp háng.

Làm các xét nghiệm sinh hoá

Các xét nghiệm sinh hoá máu là xét nghiệm cần làm trong trường hợp cứng khớp háng giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh lý hay những bất thường mà người bệnh đang gặp phải để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xét nghiệm này kết hợp với các kỹ thuật khám cần thiết khác, người bệnh nên thực hiện định kỳ để kiểm soát sức khoẻ, đồng thời sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ)

Phương pháp chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi là chụp MRI) được ứng dụng phổ biến và là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio. Được bác sỹ chỉ định trong những trường hợp người mắc các chứng bệnh về khớp như cứng khớp háng, tai nạn làm tổn thương khớp, thoái hóa khớp, và nhiều bệnh lý khác ngoài khớp.

Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) 1

Chụp X-quang

Đây là một xét nghiệm hình ảnh nhanh chóng, không gây cảm giác đau, giúp nhìn thấy hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể bạn, đặc biệt là khung xương.

Chụp X-quang khớp háng có thể tiết lộ nhiều dấu hiệu của đau cứng khớp. Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn nên thực hiện kỹ thuật này định kỳ qua nhiều năm để theo dõi tình hình cứng khớp háng có trở nên tồi tệ hơn hay không.

Cải thiện tình trạng cứng khớp háng tại nhà!

Trong các phương pháp hỗ trợ điều trị cứng khớp háng tại nhà, để khắc phục tình trạng bệnh có hiệu quả dựa vào các yếu tố sau:

  • Xác định được nguyên nhân gây ra cứng khớp háng?
  • Mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày và công việc có nghiêm trọng không?
  • Tình trạng sức khoẻ và tuổi tác của người bệnh.

Khi hiện tượng cứng khớp háng ở giai đoạn đầu, ngoài phương pháp can thiệp từ y khoa, bạn có thể lựa chọn các phương pháp hỗ trợ cải thiện cứng khớp háng đơn giản dưới đây:

Chườm lạnh

Đá viên bọc khăn mỏng bên ngoài và được chườm trực tiếp lên vùng háng bị căng cứng, sưng đau. Đây là một phương pháp giúp giảm đau tạm thời, đơn giản dễ thực hiện.

Vận động thường xuyên

Một số hình thức luyện tập phù hợp với người mắc chứng khớp háng giai đoạn đầu phải kể tới:

Đi bộ

Một trong những cách giúp cơn đau thuyên giảm đó chính là đi bộ. Khi đôi chân chuyển động giúp khớp háng được giãn ra từ từ. Nên duy trì đi bộ 20 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.

Đạp xe

Điều chỉnh độ cao của xe phù hợp và đạp xe đều đặn hàng ngày vào sáng hoặc chiều giúp hông của bạn luôn di chuyển, tăng phạm vi chuyển động và khớp háng được giãn ra khi bạn để chân vào bàn đạp.

Thực hiện bài tập đạp xe đạp theo chiều kim đồng hồ và ngược lại 5 phút mỗi ngày.

Tập bài tập giúp giảm cứng khớp háng hiệu quả đơn giản

Bài tập có tác dụng giúp khớp háng trở nên tốt hơn, giúp lưu thông máu ở vị trí của khớp được lưu thông, từ đó các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Bài tập kéo gối

Người bệnh nằm ngửa, co từ từ chân và dùng tay kéo 2 đầu gối áp sát vào cơ thể cho tới khi cảm nhận được sự căng giãn thì dừng lại. Giữ tư thế này trong vòng 5 giây, sau đó nhẹ nhàng đưa 2 chân về tư thế duỗi thẳng, thả lỏng. Lặp lại bài tập này 5 lần.

Bài tập ngồi kéo giãn cơ

Ngồi ở tư thế thẳng lưng, 2 gót chân áp sát và lòng bàn chân hướng vào nhau. Kéo từ từ đồng thời hai bàn chân về phía khớp háng giúp khớp háng được giãn ra.

Bài tập nâng chân

Tập bài tập giúp giảm cứng khớp háng hiệu quả đơn giản 1

Bạn nằm nghiêng trên sàn nhà hoặc trên giường đệm cứng trong tư thế 2 chân duỗi thẳng. Nhẹ nhàng nâng chân phía trên lên cao so với thân người 45 – 60o  và giữ chân trong vòng 5 giây. Sau đó, hạ chân xuống, lặp lại động tác này 5 lần cho mỗi bài tập.

Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt khoa học

Để giúp phương pháp điều trị cứng khớp háng đạt kết quả như mong muốn, người bệnh nên có một chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học.

  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh.
  • Hãy nói không với các loại nội tạng động vật và thịt đỏ. Nguồn thực phẩm này sẽ làm tình trạng cứng khớp háng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Để bảo vệ xương khớp của mình, bạn nên tránh chất kích thích, rượu bia và nước uống có ga.
  • Nên bổ sung nguồn thực phẩm có thành phần Glucosamine, Omega-3 vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp giảm đau và cải thiện hiệu quả tình trạng cứng khớp háng.
  • Bạn cũng nên cân nhắc một chế độ dinh dưỡng bổ sung Canxi thông qua trứng, sữa đậu nành, hải sản…
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya và luôn kiểm soát cân nặng ở mức cho phép.

An Kiện Vương cải thiện tình trạng cứng khớp háng hiệu quả!

Có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ và điều trị chứng cứng khớp háng nhưng một số để lại tác dụng phụ và không tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khớp không được bổ sung dưỡng chất, rất dễ tái phát trở lại.

Cứng khớp háng làm đa số người mắc phải đều cảm thấy đau đớn, khớp căng cứng, sưng, phù nề… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, An Kiện Vương chính là một giải pháp hiệu quả cho chứng cứng khớp háng.

An Kiện Vương cải thiện tình trạng cứng khớp háng hiệu quả! 1

Được bào chế từ bộ ba thảo dược thiên nhiên IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM  (Một dược) –  Nhũ hương, cụ thể:

  • IridoforceTM  – chiết xuất Móng quỷ: chứa hàm lượng Harpagosides 40% trong IridoforceTM cao gấp 20 lần chiết xuất móng quỷ thông thường. Vị thuốc này không chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm mà còn kích thích các tế bào sụn tăng chất bôi trơn khớp acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp trơn trượt mềm mại hơn.
  • Một dược: theo nhiều nghiên cứu cho thấy, Một dược có tác dụng giảm đau tại chỗ đối với bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp lên tới 70,57% so với nhóm không điều trị. Cùng với chiết xuất MyrliqTM có tác dụng đặc biệt trong giảm đau nhức xương khớp như viêm khớp, thoái hoá cột sống… Nếu so với người điều trị thuốc Placebo thì MyrliqTM có tác dụng giảm đau nhiều hơn do viêm khớp từ 4 đến 5 lần.
  • Nhũ hương: được dùng để trị rất nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm cả bệnh cấp tính và mãn tính, nhưng nổi tiếng hơn cả và ứng dụng rộng rãi nhất trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Đồng thời cải thiện quá trình tổng hợp chất nền sụn glycosaminoglycans, giúp tái cấu trúc mô sụn làm cho sụn phục hồi và chắc khoẻ hơn. Kết hợp Một dược và Nhũ hương cho kết quả tốt hơn khi sử dụng riêng lẻ tăng lên 5-7 lần.
  • Cốt toái bổ: giúp tăng cường quá trình đồng hóa xương, làm cho xương chóng liền. Tăng cường hấp thu canxi, phosphor vào xương, tăng mật độ xương, chống loãng xương.

Bên cạnh đó, An Kiện Vương còn chứa các hoạt chất như Vitamin K2, Boron, Glucosamine giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn khiến các khớp mềm mại, trơn tru hơn.

Qua thông tin trên có thể thấy, An Kiện Vương vừa giúp giảm đau, chống viêm, đẩy lùi tình trạng cứng khớp háng, làm trơn ổ khớp, hỗ trợ người bệnh di chuyển vận động linh hoạt hơn. Đồng thời làm tăng khả năng phục hồi khớp và làm chậm quá trình thoái hoá khớp.

Để tìm nhà thuốc gần bạn nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng xem chi tiết TẠI ĐÂY

Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY

Thông tin trên đây phần nào đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về chứng cứng khớp háng. Hãy tham khảo và áp dụng theo những chỉ dẫn của chúng tôi trong bài viết này và kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có thể giúp bạn kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh. Nhưng bạn cần đến bệnh viện sớm để được các bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời nếu cứng khớp háng có dấu hiệu tiến triển nặng hơn.

Video tham khảo

Tài liệu tham khảo:

https://www.buoyhealth.com/learn/hip-joint-stiffness#symptoms

https://www.healthline.com/health/hip-stiff#diagnosis

Cập nhật lúc: 14/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
sp akv 2

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...